Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Việt Nam dự kiến trả nợ gần 210.000 tỷ đồng trong 2014

Hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được Chính phủ bảo lãnh trong năm 2014 là 2,8 tỷ USD. 
Thủ tướng vừa ban hành Quyết định 447 về kế hoạch vay và trả nợ năm 2014. Theo đó, kế hoạch vay của Chính phủ năm nay bao gồm vay trong nước 367.000 tỷ đồng.
 Kế hoạch (Tỷ đồng)
Vay trong nước367.000 
Trong đó: - Vay bù đắp bội chi Ngân sách Nhà nước197.000
                - Phát hành trái phiếu cho đầu tư100.000
                - Đảo nợ70.000
Trả nợ208.883
Trong đó: - Trả nợ trong nước159.683
                - Trả nước ngoài49.200
Hạn mức vay được Chính phủ bảo lãnh 
Trong đó: - Hạn mức vay trong nước70.492 
                - Hạn mức thương mại nước ngoài 2,8 tỷ USD
Hạn mức vay thương mại theo phương thức tự vay tự trả3,8 tỷ USD
Về việc nợ trong nước, phần chi trả nợ trực tiếp từ nguồn Ngân sách Nhà nước là hơn 92.300 tỷ đồng và thực hiện vay mới để đảo một phần nghĩa vụ nợ đến hạn. Trả nợ nước ngoài là 49.200 tỷ đồng, trong đó, nghĩa vụ trả nợ của các chương trình, dự án được cấp phát từ ngân sách Nhà nước là hơn 26.400 tỷ đồng và chi trả nợ của các khoản vay về cho vay lại là gần 22.800 tỷ đồng.
Hạn mức vay được Chính phủ bảo lãnh và vay thương mại trung dài hạn nước ngoài của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả năm 2014 cũng được nêu trong Quyết định. Cụ thể, hạn mức vay trong nước được Chính phủ bảo lãnh tối đa là 70.492 tỷ đồng. Trong đó bảo lãnh đối với phát hành trái phiếu cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 40.000 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam là 15.500 tỷ đồng và hạn mức cho các dự án trọng điểm quốc gia là 15.000 tỷ đồng.
Hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được Chính phủ bảo lãnh là 2.800 triệu USD, còn đối với phương thức tự vay tự trả là 3.800 triệu USD.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch vay và trả nợ của Chính phủ, hạn mức bảo lãnh và nghiên cứu, trình cơ chế mở rộng diện cho vay lại từ nguồn vay nước ngoài cho chính quyền địa phương...
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì cùng các cơ quan liên quan rà soát các dự án BOT đang đàm phán, các dự án FDI lớn... để giám sát mức vay nước ngoài và nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ, đảm bảo nợ nước ngoài của quốc gia đến năm 2020 không vượt quá 50% GDP như chỉ tiêu Quốc hội đã phê duyệt.
Bản tin nợ công số 2 xuất bản tháng 10/2013 của Bộ Tài chính, đến hết năm 2012, tổng nợ công của Việt Nam là 55,7% GDP, vẫn nằm trong ngưỡng an toàn theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế (dưới 65% GDP). Bộ Tài chính cũng như thành viên Chính phủ nhiều lần khẳng định nợ công chưa chạm trần nhưng tại các hội thảo khoa học, nhắc tới nợ công Việt Nam các chuyên gia đều không khỏi lo ngại.
Trong khi đó, trên đồng hồ đo nợ công toàn cầu của The Economist, nợ công của Việt Nam tới hôm nay (11/4) là 80,5 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm ngoái và chiếm 47,9% GDP. Trung bình, mỗi người dân Việt đang gánh gần 891 USD nợ.  
Trước đó, nhiều chuyên gia kinh tế đã đưa ra những con số về nợ công khác Bộ Tài chính, nhưng dù là số nào phần lớn đều cho thấy Việt Nam "nặng nợ" hơn nhiều những gì được báo cáo. Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng đã đến lúc cần nhìn nhận lại căn bệnh "nợ công" đang nghiêm trọng tới đâu để có phương pháp chữa trị kịp thời.
Trong Nghị quyết số 01 ban hành đầu năm 2014, Thủ tướng yêu cầu đảm bảo giữ bội chi năm nay không quá 5,3% GDP và kiểm soát các khoản vay không có bảo lãnh của Chính phủ.
Năm 2013, cân đối ngân sách Nhà nước rơi vào cảnh hết sức khó khăn do tình hình kinh tế trong nước chưa ổn định, các khoản thu quan trọng giảm đi. Điều này khiến Quốc hội phải thông qua nâng trần bội chi ngân sách lên 5,3% GDP trong năm 2013 - 2014, sau khi đã thể hiện quyết tâm phải giảm chỉ tiêu này về dưới 4,5% GDP vào năm 2015.
Ngọc Tuyê
n

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét