Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Những hiểu lầm khi sử dụng bột ngọt

Bột ngọt là gia vị không mùi, không màu, dễ hòa tan nên thích hợp cho nhiều món ăn hoặc dùng làm nước chấm.
Là một gia vị ra đời cách đây hơn 100 năm, bột ngọt được các Tổ chức chuyên sâu về Y tế và Sức khỏe trên toàn thế giới thẩm định về tính an toàn. Năm 1987, Ủy ban các chuyên gia về phụ gia thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương nông Liên hiệp Quốc khẳng định "quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau, bột ngọt an toàn cho người sử dụng và có liều dùng hàng ngày không xác định". Bên cạnh đó, Ủy ban khoa học về thực phẩm của cộng đồng chung châu Âu đánh giá "không có bằng chứng nào cho thấy bột ngọt gây độc cho người sử dụng" vào năm 1991 và Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ cũng tái xác nhận "bột ngọt là gia vị an toàn như muối, tiêu, giấm…" vào năm 2001.
bot-ngot-2.jpg
Sử dụng bột ngọt trong chế biến sẽ làm món ăn hấp dẫn hơn.
Trên thế giới, từ một số biểu hiện chủ quan như hồi hộp, tê môi, khó chịu… của những người sau khi ăn món Trung Quốc được cho nguyên nhân là do sử dụng bột ngọt. Tại Việt Nam, một số người sử dụng cũng cho rằng bột ngọt gây ra một số biểu hiện tương tự khi ăn phở, bún. Tuy nhiên, theo Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế Codex, bột ngọt không phải là thành phần gây dị dứng. Bên cạnh đó, nghiên cứu của nhà khoa học Mỹ Geha năm 2000 được thiết kế chuẩn theo hướng dẫn của Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ xác nhận bột ngọt không phải là nguyên nhân gây ra hội chứng kể trên. Việc một số ít người gặp phải một vài biểu hiện mẫn cảm kết thúc nhanh sau khi ăn món ăn nêm nhiều bột ngọt (bún, phở) là theo cơ địa từng người (tương tự như phản ứng xảy ra khi uống nhiều rượu, bia), hoặc cũng không loại trừ cảm giác, hay bị ảnh hưởng tâm lý khi sử dụng bột ngọt.
Goi_cuon_tom_chien.JPG
Bột ngọt là gia vị không mùi, không màu, dễ hòa tan nên thích hợp cho nhiều món ăn hoặc dùng làm nước chấm. Đối với quá trình chế biến sử dụng nhiệt (luộc, hầm, chiên…), nhà khoa học Nunes (2007) chỉ ra trong khoảng nhiệt độ nấu ăn thông thường đảm bảo an toàn cho thực phẩm, bột ngọt không bị biến đổi thành những thành phần không tốt cho sức khỏe.
(Theo: Bác sĩ Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng Khoa dinh dưỡng - Bệnh viện nhi trung ương)
Theo nguồn : http://ngoisao.net/tin-tuc/thoi-cuoc/thuong-truong/nhung-hieu-lam-khi-su-dung-bot-ngot-2960737.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét